Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Những lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng súng phun sơn tĩnh điện Kwang (Trung Quốc)

Những lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng súng phun sơn tĩnh điện Kwang (Trung Quốc)

Hình minh họa súng phun sơn tĩnh điện Kwang 201 (dòng súng sơn Trung Quốc)

Hiện tượng
Kiểm tra các phần liên quan
Hướng  khắc phục
Nguồn điện đang tắt
www.nguyenkhang.netNguồn bộ điều khiển chưa bật hoặc áp suất cao không được kết nối
A. xem ổ cắm điện cung cấp  trong tình trạng tốt;
B. Cầu chì trên bộ điều khiển bị hỏng;
C. Cổng kết nối súng đã được cắm chưa

Nguồn cấp điện phải tốt và không có vấn đề
Đèn xanh hiển thị nhưng đèn đỏ không sáng

A. Bóp cỏ súng
B. cáp  ổ cắm

Kiểm tra lại cao áp trong súng phun sơn và bo mạch trong bộ điều khiển
Điện áp không điều chỉnh được thấp hơn

Nút vặn bị hỏng
Thay thế nút vặn tương tự, với một giá trị điện trở là 4.7K.

Chỉ số cao nhưng điện áp yếu

A. Đầu súng bị phá vỡ hoặc hao mòn
B. Độ ẩm tích tụ bên trong súng
C. Cao áp bị hỏng
Theo tình hình bình thường, áp suất cao sẽ không bị phá vỡ, nhưng người sử dụng phải chú ý  đừng để rơi xuống, va chạm  tích lũy độ ẩm trên bề mặt. Ngoài ra, người sử dụng không được phép để kết nối thiết bị này với thiết bị khác.
Thay cao áp mới

Điện áp cao nhưng không  
bột hoặc lượng bột ít
A. Van Solenoid hỏng
B. ống bột bị nghẹt
C. Bơm sơn venturi bị hao mòn
D. Ống dẫn bột  ống pha loãng bột gắn ngược
E. không  bột hoặc bột ít
F. Thùng chứa sơn không sôi bột
G. Đường hơi bị rò rỉ.

Kiểm tra lại Van Solenoid, thay thế nếu bị hỏng
Điện giật tay súng
Hai tình huống:
A.Vỏ súng bị nứt.
B. Điện áp quá cao hoặc các đường dây tiếp đất giữa hộp điều khiển áp  phòng phun sơn không tốt

Thay vỏ súng và kết nối lại các dây tiếp đất

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Những lỗi thường gặp trên sản phẩm sơn tĩnh điện và cách khắc phục


Các lỗi hay gặp phải khi tiến hành sơn với súng phun sơn tĩnh điện
Một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng súng phun sơn làm cho bề mặt sơn của bạn không được đẹp như mong muốn
 1/ Bẫy không khí:
Các bọt khí nhỏ không thoát ra được khi sơn còn ướt, chúng sẽ đi lên trên bề mặt sơn. Nguyên nhân: a/ Súng phun quá gần; b/ Di chuyển súng quá chậm; c/ Áp xuất khí thấp ; d/ Chỉnh súng phun sơn tĩnh điện chưa thích hợp.
Cách khắc phục:
1/ Dùng giấy nhám 1200 grit hoặc mịn hơn để chà nhám, phủ nhẹ lại lớp sơn, sau đó đánh bóng.
2/ Sơn bị phồng dộp :
Hiện tượng: bị dộp, hoặc sần sùi, nổi bong bóng trên bề mặt. Chúng thường xuất hiện 1 tháng sau khi sơn .
Nguyên nhân: Độ ẩm bị bẫy dưới bề mặt sơn bởi các lý do sau: thời gian sấy khô không thích hợp sau khi nhám nước, đường dẫn khí từ bơm bị dơ, có lẫn nước hoặc sơn trong môi trường có độ ẩm quá cao.
Sử dụng sơn kém, hoặc dung môi bốc hơi quá nhanh.
Thời gian phun giữa 2 lần phun quá gần.
Sửa chữa: đánh nhám và sơn lại.
Cách phòng tránh: Khi nhám nước phải sấy đủ thời gian thích hợp, với sơn lót nếu có thể nên hạn chế dùng nhám nước. Xả nước từ máy phun sơn tĩnh điện và máy bơm khí, xả lọc khí của hệ thống cung cấp khí. Chú ý thời gian giữa các lần sơn.
Chọn dung môi thích hợp, để lớp sơn lót thật khô (theo hướng dẫn cụ thể của từng loại), mới tiến hành sơn lớp cuối.
3/ Vết loang màu trắng đục :
Hiện tượng: xuất hiện các vệt loang giống như các đám mây màu trắng đục như sữa trên bề mặt sơn ngay sau khi sơn hoặc muộn hơn một chút.
Nguyên nhân: phun trong môi trường có độ ẩm cao, sự bốc hơi của dung môi trong sơn kết hợp với độ ẩm trong không khí tạo thành sương mù, chúng xâm nhập vào bề mặt sơn. Điều này tệ hại hơn khi quá trình sấy khô sơn quá nhanh hoặc sử dụng không đúng tỷ lệ chất dung môi.
Sửa chữa: Sấy cục bộ tại khu vực bị loang, có thể sơn phủ thêm một lớp nữa. Trường hợp sơn đã khô với vùng bị loang nhỏ có thể dùng cách đánh bóng, tuy nhiên với vết loang lớn hơn phải đánh nhám đi và sơn lại .
Cách tránh: Dùng dung môi tốt, đọc kỹ tham khảo của các hãng sơn. Có thể thêm chất làm chậm quá trình khô của sơn (chỉ áp dụng khi sơn trong môi trường có độ ẩm cao ).
4/ Các vết dơ do phản ứng hóa học :
Hiện tượng: Lốm đốm, phai màu, hiện tượng axít hóa trên bề mặt sơn .
Nguyên nhân: các phản ứng hóa học xảy ra trên bề mặt sơn trong môi trường bị nhiễm bẩn, như mưa axít, …
Cách sửa chữa: rửa sạch với nước nóng và xà bông, có thể dùng các chất tẩy rửa kèm theo .Nếu bị nặng có thể nhám nước với giấy nhám 2000 – 2500 sau đó đánh bóng lại . Nếu cần phải sơn phủ lại nên nhám hết diện tích bị đốm, rửa sạch với nước xà bông sau đó phun phủ sơn lên
Bị dơ bụi;
Hiện tượng: các đốm nhỏ như các hạt bụi dính vào mặt sơn.
Nguyên nhân: Công tác làm sạch bề mặt trước khi sơn chưa tốt, sơn trong môi trường nhiều bụi, bộ lọc không khí trước máy bơm khí quá cũ, còn các yếu tố khác như quần áo dính bụi bẩn, dùng các loại giấy báo rẻ tiền để che chắn cũng là nguyên nhân gây ra bụi ….
Sửa chữa: dùng nhám 1200-1500 sau đó có thể đánh bóng lại.
Cách tránh: chú ý đến công việc chuẩn bị, làm sạch trước khi
5/Mắt cá:
Hiện tượng: trên mặt sơn nổi lên các vết giống như mắt của con cá .
Nguyên nhân : Phun trên bề mặt bị dính dầu mỡ, wax , silikon…..,
Sửa chữa : Nếu sơn còn ướt bỏ lớp sơn đi (dùng dung môi ), làm sạch và phủ lại .Nếu sơn đã khô, nhám cho đến khi hết mắt cá và phủ lại lớp sơn mới .
Phòng chống : Làm sạch bề mặt thật cẩn thận trước khi sơn, máy nén khí phải có filter và phải được thay va làm sạch thường xuyên .
6/ Vết nhăn, phồng, gồ ghề, xù xì
Hiện tượng: trên mặt sơn xuất hiện các vết xù xì như da cá sấu sảy ra trong quá trình khô.
Nguyên nhân: dung môi của sơn mới tác dụng lên sơn cũ, thường xảy ra khi phủ thêm một lớp sơn lên lớp sơn cũ
Cách sửa : Nhám và sơn phủ lại
Cách tránh: Với lớp sơn cuối hoặc lớp lackier cuối không nên phủ quá dày. Nếu bạn sơn loại enamel hoặc urethane thì hãy để cho chúng khô thật sự mới tiến hành sơn phủ hay sửa chữa trên bề mặt chúng . Ngoài ra nên tránh sơn lớp cuối quá ướt

Cần tham khảo thông tin gì thêm, mời Quý vị liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.